Ảnh bìa của undefined
ảnh đại diện của undefined
c/gay18cfs
admin
5 năm trước
Hầu hết mọi mối quan hệ trong cuộc sống này đều bắt đầu bằng những
Hình mô tả cho bài confession
Hầu hết mọi mối quan hệ trong cuộc sống này đều bắt đầu bằng những câu chuyện và có bao giờ bạn muốn bắt chuyện với một người mình thích nhưng lại lúng túng chẳng biết phải nói gì và tự hỏi: “Nói gì bây giờ?” “Nói gì tiếp theo?” Hay phải “Nói gì để người ấy không thấy mình quá nhạt và nhàm chán?” Với một vài người khéo léo thì có vẻ dễ dàng, nhưng với những người khác đó lại là một kỹ năng cần được học hỏi. Điều này không chỉ giúp bạn tạo ra một tình bạn tốt mà còn giúp tạo ra những mối quan hệ quan trọng cho những nhu cầu trong tương lai. Chỉ cần thực hành một vài lần, bạn sẽ có thể kết nối với bất cứ ai dù bạn gặp họ ở đâu, trong bất kỳ mọi hoàn cảnh. 1. CỐ GẮNG NẮM BẮT THÔNG TIN TỪ VẺ BỀ NGOÀI Chỉ từ việc quan sát trang phục, hành vi của người đối diện, bạn có thể biết được một vài thông tin hữu ích về bản thân người đó. Ví dụ như cách ăn mặc tiết lộ tính cách, người mặc trang phục màu đen hoặc màu tối thường trầm tính, nhạy cảm, chu đáo, chững chạc trong khi người mặc trang phục màu nổi, đỏ, vàng, xanh lá lại năng động, sống hướng ngoại và dễ hòa nhập – người có tốc độ nói chậm thường từ tốn, thích không gian nhẹ nhàng, thoải mái trong khi người có tốc độ nói nhanh khá hoạt bát, ưa sôi động, dễ kết giao. Còn ở mạng xã hội những người thường xuyên đăng tải hình ảnh, các hoạt động trong cuộc sống có xu hướng thích kết nối và được tương tác, những người ít kể về cuộc sống cá nhân lên mạng và thường chỉ chia sẽ thông tin là những người thuộc tuýp sống khép kín và bình lặng. Người thích chia sẻ hình ảnh gia đình thì có xu hướng giúp đỡ cộng đồng, tích cực hoạt động xã hội, còn những người thường xuyên chia sẻ hình ảnh vui chơi cùng bạn bè thì ngược lại. 2. HỎI MỘT CÂU HỎI LIÊN QUANG ĐẾN CÔNG VIỆC CỦA HỌ Đây là một cách hay để bắt đầu câu chuyện khi bạn biết về nghề nghiệp của họ. Nếu bạn nói chuyện với một anh làm đầu bếp, bạn có thể hỏi anh ấy những câu hỏi như “ Anh chuyên về món Âu hay Á nhỉ?” hay “Em định làm món Beefsteak nhưng không biết chọn phần thịt nào mềm”. Còn với một anh chàng văn phòng? hãy hỏi “Công việc hôm nay của anh thế nào? Có quá nhiều deadline không?. <a href="https://confession.vn/12257-co-phai-tinh-au-khong-nat-thi-cung-tan-khong-chao-moi-nguoi-minh-la-k58-bay-gio-chac-co-le-min/" title="Nhưng tránh" alt="Nhưng tránh">Nhưng tránh</a> hỏi quá nhiều hay những gì quá phức tạp và chuyên môn, vì sẽ khiến họ cảm thấy ngán ngẫm và không thoải mái khi trả lời. 3. HÃY NÓI VỀ NHỮNG CHUYỆN XUNG QUANH BẠN. Và nếu bạn không biết nói gì tiếp theo hãy nói về những thứ xung quanh bạn như: âm nhạc, thức ăn, cuộc sống, công việc…: “Hôm nay em vừa được thử món…này rất ngon” hoặc “Đường phố hôm nay đông quá, em lại đi học muộn”, “Em nghe bài hát này cả ngày hôm nay, đúng tâm trạng ghê” …vv. Nhưng đừng nói quá nhiều vì sẽ dễ bị vô duyên, hãy quan sát phản ứng của họ có muốn lắng nghe và hào hứng không hay không nếu không hãy chuyển chủ đề. 4. QUAN TÂM VỀ NHỮNG SỞ THÍCH CỦA ĐỐI PHƯƠNG Mỗi người đều có sở thích riêng của mình về những điều trong cuộc sống. Đối với một người bạn chưa biết rõ, hãy bắt đầu với các chủ đề như các món ăn đồ uống ngon, âm nhạc…vv. “ Anh thích sushi không? Anh thường uống café đen hay café sữa? Anh có thích coi phim kinh dị không? Anh có thích nhạc Trịnh không?” hay “Anh có thích nuôi chó, mèo không?” 5. NÓI NHỮNG LỜI KHEN CHÂN THÀNH Đây là cách rất hay để tạo thiện cảm với đối phương, hãy quan sát và tìm một điểm khiến bạn chú ý về ngoại hình hoặc tính cách, ví dụ như “ Áo khoác của anh đẹp quá, rất hợp với anh ! Anh mua nó ở đâu vậy?” hay “Có ai khen anh vui tính <a href="https://confession.vn/14028-khuon-mat-gia-em-sinh-nam-8-may-nhi-trong-em-cu-nhu-kieu-2-con-r/" title="chưa" alt="chưa">chưa</a> nhỉ!”, “Tóc của anh mượt quá, có bí quyết gì không?”… Nhưng phải nhớ mỗi người đều tự hiểu rõ bản thân mình vì vậy đừng khen cho có nếu bạn không thật sự bị thu hút và cảm thấy thích thú! 6. HỎI VỀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM Hầu hết mọi người đều hứng thú chia sẽ khi được hỏi về những kinh nghiệm của họ trong cuộc sống, đôi lúc hãy hỏi về những điều họ đã trải qua mà bạn được biết, qua đó họ sẽ cảm thấy mình được xem trọng và có ích, ví dụ: “Em định đến Đà Lạt vào cuối tuần này nhưng chưa biết tham quan đâu cả, anh gợi ý cho em được không”, “Em và bạn định đến thử quán ăn anh vừa check in tối qua, anh thấy ở đó món nào ngon nhất?”… 7. GỢI CHUYỆN TỪ CÂU TRẢ LỜI Bí quyết để tiếp tục câu chuyện là hãy hỏi sâu thêm vào những câu trả lời của họ, vừa thể hiện bạn là người thú vị, có hiểu biết rộng vừa cho thấy được sự quan tâm của bạn. Ví dụ khi bạn đã <a href="https://confession.vn/11797-nhu-vay-co-c-la-1-con-nguoi-thuc-dung-minh-la-trai-ha-noi-k51-ra-truong-i-lam-luong-lau-cung-o/" title="biết" alt="biết">biết</a> một vài thông tin và quê của anh ấy ở Bến Tre thì có thể hỏi thêm “Em nghe nói ở quê anh có nhiều món ăn nổi tiếng về dừa lắm phải không?”, “Anh có biết nấu món cơm dừa không?”, “Tên ở nhà của anh dễ thương quá, ai đặt cho anh vậy?”? Chú ý: Chỉ hỏi những thông tin cơ bản về bản thân họ, đừng hỏi các thông tin liên quan đến chuyện tình cảm cá nhân, thu nhập, nghề nghiệp của cả bố mẹ, anh chị em kẻo bị xem là nhiều chuyện (hãy dành những thông tin về gia đình cho những lần hẹn sau sau sau nữa nhé)… 8. HỎI CÂU HỎI MỞ NẾU THÍCH HỢP. Nếu câu hỏi của bạn thuộc dạng câu hỏi trả lời “có” hay “không”, đừng ngạc nhiên nếu họ chỉ trả lời có hay không. Hãy chuẩn bị những câu hỏi kế tiếp để giữ sự liền mạch cho câu chuyện. Nếu bạn hỏi họ đang ăn món gì, bạn có thể hỏi những câu tiếp theo như “ Món đó nhìn ngon quá, anh biết món đó ăn với nước chấm gì thì ngon không?” Hầu hết những câu hỏi đều có những câu hỏi theo sau, ví dụ như “Tại sao vậy ?” (nhưng đừng lặp lại câu hỏi này quá nhiều lần như một đứa trẻ con là được).